10 loại bánh đặc sản Việt Nam ít ai biết ý nghĩa ẩn chứa đằng sau cái tên vô cùng độc và lạ
Nước ta có rất nhiều loại bánh đặc sản khác nhau của nhiều vùng miền, nhưng lại ít ai có thể biết được ý nghĩa của những cái tên đặc biệt đó như là bánh gio, bánh uôi, bánh gật gù... Vậy nên bài viết dưới đây sẽ chia sẻ 10 tên loại bánh đặc sản Việt Nam có ý nghĩa ra sao nhé.
Nước ta có rất nhiều loại bánh đặc sản khác nhau của nhiều vùng miền, nhưng lại ít ai có thể biết được ý nghĩa của những cái tên đặc biệt đó như là bánh gio, bánh uôi, bánh gật gù... Vậy nên bài viết dưới đây sẽ chia sẻ 10 tên loại bánh đặc sản Việt Nam có ý nghĩa ra sao nhé.
1. Bánh Gio
Bánh Gio còn thường được gọi là bánh Tro bởi vì bánh được làm từ gạo nếp ngâm qua nước tro (tro than có xuất thân từ lá cây, đặc biệt là lá tre).
Bên cạnh đó, nó còn được gọi là bánh âm vì các nguyên liệu có tính âm như thực vật, khoáng canxi, kali cùng và đặc tính tư âm, bổ âm. Bánh gio (bánh lá tro) là đặc sản của tỉnh Bắc Kạn.
Theo Đông Y, bánh Tro thích hợp với những trường hợp trẻ em, người già yếu có chứng bệnh nóng sốt âm ỉ hoặc dương thịnh gây âm hư vào mùa hè bởi tính mát ăn dễ tiêu có trong bánh.
2. Bánh Cóng
Đây là đặc sản của người Khmer Nam Bộ, tỉnh Sóc Trăng hay còn được gọi với cái tên bánh Cống. Ban đầu theo tiếng Khmer thì bánh cóng được gọi là bánh Sến hoặc Sài Cá Nại.
Cuối cùng được chuyển qua tên bánh Cóng vì vừa dễ nhớ, vừa mang tính gợi tả khuôn làm bánh là chiếc cóng - một dụng cụ gần giống với phin cà phê, có tay cầm dài như vá múc canh.
3. Bánh Cáy
Được gọi là bánh Cáy bởi vì bánh có tựa màu sắc như trứng con cáy - một loài cua càng đỏ. Bánh Cáy được làm từ gấc, nếp cái hoa vàng, mạch nha, mứt dừa, mè, đậu phộng rang... Đây là món ăn dân gian Việt Nam nổi tiếng từ làng Nguyễn, xã Nguyên Xá, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình.
Theo truyền thuyết khác kể lại rằng, bánh cáy đã được chọn làm vật phẩm dâng vua vì có hương vị thơm ngon. Khi dùng thử, nhà vua vô cùng hài lòng với vật phẩm nên đã hỏi viên quan tên bánh là gì. Khi đó viên quan bẩm rằng là bánh cay, sau này được đọc chệch thành bánh cáy.
4. Bánh Pía
Loại bánh này có nguồn gốc từ người Triều Châu với hương vị hấp dẫn, ngọt ngào. Bánh Pía có hình dạng nguyên thủy là nhân thịt heo với đậu xanh, vỏ bánh có nhiều lớp mỏng và nhân bánh có trộn mỡ.
5. Bánh Uôi
Bánh Uôi là một trong các bánh đặc sản Việt Nam của người Mường ở tỉnh Hòa Bình và thường được người dân địa phương gọi là "peẻng uôi". Bên cạnh đó, bánh có nhiều tên gọi hay ho khác như bánh vợ chồng, bánh tình yêu hay bánh đoàn kết.
Đặc sản này được làm từ nguyên liệu chính là bột nếp nương và có hai loại nhân ngọt, mặn. Nhân ngọt làm từ hạt nho nhe (hạt có ở địa phương) hoặc từ đậu xanh, còn nhân mặn thì làm từ thịt lợn tẩm ướt gia vị.
6. Bánh Khọt
Bánh khọt khá quen thuộc với người dân miền Trung vì nó là đặc sản nổi tiếng của thành phố biển Vũng Tàu. Tuy là vậy nhưng vẫn còn khá nhiều người tò mò về cái tên "khọt" của nó.
Theo dân gian, từ "khọt" xuất phát từ âm thanh "khọt...khọt.." vang lên khi bột được cho vào chảo hoặc do ngày xưa người dân còn nghèo nên chỉ có tiền làm bánh toàn bột, thời gian trôi qua gọi chệch thành "khọt".
7. Bánh Tai
Món ăn dân gian này có nguồn gốc từ tỉnh Phú Thọ. Bánh tai luôn hấp dẫn vì sự dẻo thơm của bột gạo hòa cùng lớp nhân thịt lợn thơm ngon. Lúc đầu bánh Tai được gọi là bánh Trai do có vẻ ngoài giống con trai, nhưng về sau theo dân gian gọi lệch là bánh tai.
8. Bánh gật gù
Bánh gật gù là ẩm thực Việt Nam của huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh với vẻ ngoài dẻo mịn bắt mắt vì được làm từ bột gạo và gần giống với bánh phở, bánh cuốn.
Cái tên gật gù được xuất phát từ biểu cảm khi người ta thưởng thức chiếc bánh. Vị đậm đà cùng với kết cấu phồng, mịn đã khiến nhiều thực khách vừa ăn vừa khen tấm tắc không ngơi, vì vậy cái tên "bánh gật gù" là chỉ độ ngon tới mức làm thực khách gật gù khen ngon.
Nếu có dịp đi du lịch Quảng Ninh thì bạn hãy nhớ thưởng thức món ăn ngon lạ miệng này nhé.
9. Bánh Ngải
Bánh Ngải được làm từ lá ngải cứu nên vẻ ngoài của nó có đôi phần rùng rợn. Đây là một đặc sản của người Tày ở Lạng Sơn được đun trong nước tro bếp và trộn cùng gạo.
Vỏ bánh dẻo và có màu xanh mướt mắt, bánh có hình dạng tròn dẹt. Nhân bánh có vừng, ngọt vì có đường phèn nên hương vị vô cùng bùi và thơm.
10. Bánh răng bừa
Đây là đặc sản của người Thanh Hóa, nó còn được gọi là bánh tẻ hoặc bánh lá. Bánh có tên gọi như vậy là vì hình dạng bánh trông giống cái răng bừa làm nông.
Vào các ngày dịp lễ rằm, ngày giỗ hoặc tết Nguyên đán, người Thanh Hóa thường làm để cúng. Bánh răng bừa được làm từ gạo tẻ, nhân bánh bao gồm mộc nhĩ, hành khô và thịt ba chỉ.
Trên đây là 10 loại bánh đặc sản Việt Nam mà bạn nên thử ít nhất một lần vì hương vị chúng mang lại vô cùng thơm ngon và hấp dẫn.
CÔNG TY DU LỊCH XANH - THƯƠNG HIỆU 25 NĂM UY TÍN
QUẢNG BÌNH TRIP - CHUYÊN TOUR DU LỊCH QUẢNG BÌNH
Dịch vụ cao cấp:
- Tổ chức tour du lịch Quảng Bình chuyên nghiệp: Tour ghép đi Quảng Bình từ Hà Nội, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh hàng ngày; Bán Tour ghép Động Phong Nha, Động Thiên Đường, Suối Mọoc hàng ngày
- Cung cấp landtour du lịch Quảng Bình uy tín chất lượng
- Tổ chức sự kiện, hội thảo, hội nghị, tiệc tại Quảng Bình uy tín
- Tổ chức Team Building, Cho thuê đạo cụ Teambuilding tại Quảng Bình
- Tổ chức du lịch Marathon, Trekking tại Quảng Bình
- Tổ chức du lịch Golf, Đặt tee-time sân golf tại Quảng Bình
- Tổ chức tour trực thăng, Tour bay Khinh Khí cầu tại Quảng Bình
- Tổ chức tour thám hiểm hang động Tú Lan, hang Va, hang Tiên... hàng ngày
- Cho thuê xe du lịch 4 - 45 chỗ tại Quảng Bình
- Cho thuê phòng khách sạn, resort, homestay tại Quảng Bình
- Cho thuê thiết bị sự kiện, nhân sự sự kiện tại Quảng Bình